Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không là câu hỏi mà rất nhiều người luôn quan tâm và tìm hiểu. Bởi bánh mì là một trong những thực phẩm thường gặp nhiều nhất trong cuộc sống mà người đau dạ dày sử dụng để làm giảm bớt các cơn đau dạ dày. Vậy sự thật bánh mì có thực sự tốt không? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay dưới đây.
1. Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Câu trả lời: Có thể khẳng định rằng bánh mì là món ăn bổ dưỡng và hoàn toàn phù hợp với người bị đau dạ dày.
Trên thực tế, bánh mì còn được khuyên dùng trong nhiều trường hợp với người bị đau dạ dày. Chúng được coi là một trong số những thực phẩm và người bị đau dạ dày nên ăn. Bánh mì là loại thức ăn được sử dụng phổ biến hàng ngày và đặc biệt được nhiều người yêu thích. Bánh mì có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác, tạo ra nhiều loại nhân phóng phú, ngon miệng. Ăn bánh mì vừa ngon, lại tiện lợi và cung cấp năng lượng khá tốt, phù hợp với nhịp sống nhanh thời nay.
Để hiểu thêm về điều này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong những thông tin dưới đây nhé!
2. Tại sao bị đau dạ dày nên ăn bánh mì?
Nếu bạn còn đang băn khoăn rằng không biết có nên lựa chọn bánh mì là món ăn thường ngày vào buổi sáng hay không thì những thông tin dinh dưỡng dưới đây rất đáng để tham khảo đấy!
Tác dụng của bánh mì đối với sức khỏe nói chung
- Bánh mì giúp làm da đẹp: Hàm lượng protein có chứa trong bánh mì được xem là dưỡng chất cực tuyệt vời để làn da được khỏe mạnh. Bốn lát bánh mì sẽ cung cấp cho phụ nữ ¼ lượng protein cần thiết trong ngày, còn người nam giới là ⅕ lượng protein cần có. Protein giúp tái tạo cơ bắp, đồng thời giúp da luôn căng đầy và không bị xệ.
- Làm cho xương khỏe mạnh: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị rằng, mỗi 1 ngày, 1 người bình thường cần phải nạp vào 800mg chất canxi để duy trì bộp xương chắc khỏe. Nguồn dưỡng chất này hoàn toàn có thể được đáp ứng trong khoảng bánh mì với liều lượng tương ứng khoảng 12 lát. Một điều khá thú vị là hàm lượng canxi có trong bánh mì còn được đánh giá cao hơn so với lượng canxi có trong sữa.
- Giúp não hoạt động tốt hơn: Thiếu sắt là tình trạng mà rất nhiều người thường xuyên mắc phải. Chúng khiến cơ thể con người mệt mỏi, dẫn theo không đủ máu và luôn trong tình trạng uể oải. Bánh mì cũng có chứa sắt, từ đó giúp não bộ minh mẫn hơn. Ngoài ra, não bộ cần nhiều năng lượng để hoạt động. Bánh mì có chứa nhiều tinh bột, nên cung cấp một lượng lớn năng lượng cần thiết cho não bộ.
- Khiến cho các dây thần kinh mạnh khỏe: Folate cùng chất axit folic có trong bánh mì có thể giúp các dây thần kinh khỏe hơn. Đây cũng là dưỡng chất giúp tâm trạng con người được cải thiện tốt hơn.
- Giúp tiêu hóa khỏe mạnh: Các chất xơ có trong bánh mì giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn. Bánh mì nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ và khoáng chất hơn bánh mì trắng. Do đó, sử dụng bánh mì nguyên hạt có lợi hơn cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe toàn diện của cơ thể nói chung.
Tác dụng của bánh mì đối với đau dạ dày
Người bị đau dạ dày thường bị dư thừa acid và pepsin dịch vị. Nếu dịch vị dạ dày không được làm giảm, và cứ tiết ra liên tục thì nguy cơ niêm mạc dạ dày bị ăn mòn và dẫn đến tổn thương là rất cao. Vì thế, các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và có khả năng cao thấm hút dịch dạ dày là rất tốt cho người bệnh. Dưới đây là giải thích cụ thể đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?
- Bánh mì có đặc tính khô, dễ hút nước. Khi đưa vào dạ dày, bánh mì sẽ có khả năng trung hòa và thấm hút toàn bộ dịch vị dạ dày dư thừa, nhờ đó mà lớp niêm mạc của dạ dày sẽ tránh được việc bị ăn mòn, phá hủy bởi acid và pepsin. Không chỉ thế, bánh mì cũng rất mềm, dễ ăn và cực dễ tiêu hóa cho người bệnh đấy.
- Thành phần dinh dưỡng của bánh mì men tự nhiên với một lát vừa có trọng lượng khoảng 56g chứa như sau: 162 calo, 2 gram chất béo, 32 gram Carbohydrate, 2- 4 gram chất xơ, 6 gram Protein, 22% Selen, 20% Folate, 16% Thiamin, 16% Natri, 14% Mangan, 14% Niacin, 12%Sắt,… Với thành phần giàu dinh dưỡng, bánh mì là loại thực phẩm cực tốt cho những bệnh nhân đau dạ dày.
- Khi các cơn đau ở dạ dày xuất hiện, việc lựa chọn thưởng thức một vài lát bánh mì có thể giúp tình trạng này được cải thiện một cách đáng kể. Các cơn đau sẽ bớt và không còn cảm giác nóng trong, chướng bụng,… Điều này được lý giải bởi bánh mì khô có khả năng thấm hút rất tốt. Khi vào đến dạ dày, bánh mì sẽ thấm hút bớt lượng axit dịch vị có thừa, từ đó giúp cân bằng lại axit trong môi trường dạ dày. Quá trình này diễn ra một cách tự nhiên, nhanh chóng vì vậy mà lượng axit tiếp xúc với thành dạ dày sẽ được hạn chế. Các vết viêm loét do đó cũng ít bị kích thích hơn, làm giảm cơn đau.
- Không những vậy, trong bánh mì rất giàu các vi khuẩn axit lactic. Những lợi khuẩn này sẽ làm giảm độ pH của bánh mì, trung hòa bớt axit dịch vị.
Như vậy, bánh mì là một câu trả lời cho thắc mắc “đau dạ dày ăn gì tốt” của nhiều người bệnh. Người bị mắc bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng bánh mì trong bữa ăn hàng ngày (dùng vào bữa sáng), hoặc dùng như những bữa ăn phụ để giúp bảo vệ cho dạ dày của bạn nhé.
3. Người bị đau dạ dày nên ăn loại bánh mì nào?
Đã trả lời được câu hỏi: Đau dạ dày có nên ăn bành mì không ở trên. Tuy nhiên không phải ăn bánh mì nào cũng được. Bánh mì chắc chắn là món nên ăn đối với người bị đau dạ dày. Tuy nhiên, không phải loại bánh mì nào được bán hiện nay trên thị trường đều tốt và đáng để lựa chọn. Với những người đau dạ dày, việc chọn lựa thực phẩm cần có sự khoa học và bánh mì cũng không phải là ngoại lệ. Những người đã từng hoặc đang mắc chứng đau dạ dày thì nên chọn các loại sau:
- Nên sử dụng các loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên cám, bánh mì đen. Những loại bánh mì này được làm bột ngũ cốc nguyên hạt. Do đó, chúng có chứa nhiều thành phần vỏ cám cũng như lớp màng bao của hạt ngũ cốc tự nhiên. Không chỉ ít hóa chất hơn hơn, chúng còn mang đến lượng chất xơ lớn và rất nhiều loại vitamin, khoáng chất.
- So với bánh mì trắng, bánh mì đen và bánh mì nguyên hạt có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Chúng cung cấp lượng tinh bột vừa phải và có nhiều khoáng chất cần thiết chứ không chỉ cung cấp năng lượng thuần thúy. Bởi vậy, sử dụng các loại bánh mì này sẽ hạn chế khiến bạn tăng cân nhiều như bánh mì trắng.
- Khi lựa chọn bánh mì, bạn nên tìm đến những địa chỉ uy tín và có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm bánh mì đã quá hạn sự dụng hay không rõ thành phần. Men trong bánh mì không có chất lượng tốt hay bánh mì nướng không kỹ có thể khiến các cơn đau dạ dày phát sinh.
- Chỉ nên sử dụng phần ruột mềm bên trong bánh mì. Phần vỏ ngoài của nhiều loại bánh mì khá cứng, có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày đang bị viêm loét.
- Những bệnh nhân đau dạ dày không nên sử dụng kèm với bất kỳ loại bơ, mứt hay phô mai nào khác. Các loại thức ăn kèm này có thể làm giảm khả năng thấm hút dịch vị của bánh mì.
- Hạn chế sử dụng những loại bánh mì trắng có thành phần được làm từ bột mì. Bởi lẽ những loại bánh này thường được làm từ chất tẩy trắng, cực có hại cho dạ dày. Các chất này khi hấp thụ vào trong dạ dày có những vết loét sẽ làm cho tình trạng bệnh càng trở nên nặng hơn.
- Ngoài ra, không nên sử dụng bánh mì khi đã quá no. Việc tiếp nhận thêm thực phẩm sau khi đã no sẽ khiến dạ dày trở nên quá tải, rất dễ dẫn đến tình trạng đau dạ dày.
- Không nên sử dụng bánh mì vào buổi đêm, đặc biệt là lúc gần đi ngủ. Lượng bánh mì không được tiêu hóa hết và để tồn đọng lại trong dạ dày có thể là nguy cơ khiến bạn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi và dễ gây nên các cơn đau âm ỉ.
4. Người đau dạ dày nên ăn gì?
Ngoài câu hỏi: Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không thì người bị đau dạ dày nên ăn gì nữa? Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng nên sử dụng những loại thực phẩm sau để tốt cho dạ dày:
- Sử dụng các thực phẩm như: gạo nếp, bột sắn, bánh quy sữa, lòng trắng trứng, sữa… Đây là nhóm chất có bổ sung những thực phẩm có tính chất bao bọc niêm mạc dạ dày.
- Nên lựa chọn những thực phẩm như: cháo, cơm nát, bánh mì, cơm nếp, khoai sọ, thịt cá hấp hoặc om, bánh, mứt, kẹo, mật ong… Đây là nhóm thức ăn mềm, ít tác động cơ giới gây trầy, xước niêm mạc dạ dày.
- Bổ sung một số loại rau tốt cho dạ dày như rau bắp cải, một số loại hoa quả như chuối, đu đủ, nước dừa… Đây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn.
- Các bệnh nhân bị đau dạ dày có các triệu chứng như chứng kém ăn, ăn không tiêu, đầy bụng nên sử dụng các loại thực phẩm như bí đỏ, hạt thì là, lá bạc hà… Những thực phẩm này sẽ kích thích tiêu hóa và khiến bạn ăn ngon miệng hơn.
- Nên ăn một hũ sữa chua mỗi ngày để tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột. Men sữa chua giúp kích thích tiêu hóa, giảm nhanh triệu chứng đau xót ở dạ dày.
- Hạn chế tối đa các thực phẩm dầu mỡ để không làm tăng áp dực lên dạ dày đồng thời khiến cho tim, huyết áp có nguy cơ bị ảnh hưởng
- Nhóm thực phẩm thô và các loại ngũ cốc nguyên hạt như ngô, gạo lứt, các loại đậu, vừng… Những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ và vitamin B rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Ngoài những nhóm thực phẩm tốt cho cơ thể và đặc biệt là hệ tiêu hóa, người đau dạ dày không nên ăn một số những thực phẩm có hại cho dạ dày như:
- Cần tránh xa những loại thực phẩm có chất hoá học gây kích thích niêm mạc dạ dày như: rượu, cà phê, trà đặc bởi trong các thực phẩm này có những chất kích thích dịch vị làm tăng acid trong dạ dày.
- Những thực phẩm quá cay, quá chua hoặc thức ăn dễ sản sinh vị chua khiến tình trạng loét và các vết viêm trở nên trầm trọng hơn.
- Các thực phẩm như khoai tây, khoai lang, đường dấm, dưa muối, bánh kẹo…cũng được khuyến cáo không nên sử dụng.
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần lưu ý xây dựng cho mình thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để làm giảm bớt tình trạng đau dạ dày.
Hi vọng với những thông tin về đau dạ dày có nên ăn bánh mì không mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có thể chọn lựa cho mình chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày và có được thể trạng sức khỏe tốt nhất.
Nguồn: https://cumargold.vn/tu-van-dau-da-day/dau-da%cc%a3-day-an-banh-mi-co-tot-khong.html
Nhận xét
Đăng nhận xét