Đau dạ dày lây qua đường nào?

Đau dạ dày là một trong số những bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến. Vậy chính xác thì đau dạ dày lây qua đường nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong những thông tin dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé!

1.  Bị đau dạ dày có lây không?

Đau dạ dày có lây nhiễm không?
Đau dạ dày có lây nhiễm không?
Với những ai vẫn còn đang băn khoăn rằng đau dạ dày lây qua đường nào thì câu trả lời chính xác đó chính là bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể lây lan. Tuy nhiên, bệnh chỉ lây khi người bệnh có vi khuẩn Helicobacter pylori. Còn trong trường hợp đau dạ dày do yếu tố thần kinh thì bệnh sẽ không lây. 
Theo thống kê, có đến hơn 26% trong tổng số dân Việt Nam mắc các chứng về đau dạ dày và bệnh liên quan đến dạ dày. Điều này có nghĩa là cứ 4 người Việt thì có 1 người xuất hiện tình trạng bệnh lý này. Con số cực báo động này cho thấy đau dạ dày thực sự là một mối nguy hại mà toàn dân cần có sự hiểu biết, phòng tránh kịp thời.

2. Đau dạ dày lây qua đường nào ?

Một số con đường lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori bao gồm có.

2.1 Đường miệng – miệng 

Lây qua đường miệng - miệng
Lây qua đường miệng – miệng
Lây qua đường miệng là một trong những con đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP. Quá trình này do người lành tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh. Chính vì vậy, gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao. 
Điều này thường xuất phát từ thói quen dùng chung bát, muỗng hay đũa khi ăn cơm. Vi khuẩn HP có thể từ miệng người bệnh bám vào các vật dụng này và truyền sang cho người khỏe một cách dễ dàng. 
Để tránh khỏi nguy cơ nhiễm HP, tốt nhất nên hình thành thói quen không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống. Trong gia đình khi có người nhiễm vi khuẩn HP khi ăn nên tráo đầu đũa hoặc dùng bộ bát đũa riêng để hạn chế khả năng lây lan.

2.2 Lây qua đường dạ dày – miệng

Dạ dày miệng
Dạ dày miệng
Đau dạ dày lây qua đường nào? Đường dạ dày – miệng chính là câu trả lời. Chứng trào ngược dạ dày – thực quản đưa là nguyên nhân chủ yếu đưa HP từ dạ dày lên miệng, bám vào mảng cao răng gây lây nhiễm qua đường miệng. Bởi vi khuẩn Hp có nhiều trong các mảng cao răng, nước bọt nên rất dễ lây lan từ người này sang người khác như: gắp thức ăn, mớm đồ ăn cho nhau, dùng đũa chung, dùng chung bát nước chấm…
Để phòng tránh nhiễm HP qua đường này tốt nhất không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như: bàn chải, khăn tay, bát đủ. Ngoài ra, cũng cần xử lý tốt những mầm mống gây bệnh như bãi nôn mửa khi trào ngược dạ dày xảy ra. 

2.3 Lây qua đường phân – miệng

Vi khuẩn hp lây qua đường phân miệng
Vi khuẩn hp lây qua đường phân miệng
Ngoài những đường lây trên, vi khuẩn HP còn có thể lây lan qua phân của người mang vi khuẩn. Phân mang mầm bệnh thải ra môi trường nhưng không được xử lý đúng cách sẽ làm nguồn nước và thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Hoặc người bệnh vệ sinh tay không sạch, để phân còn dính trên tay rồi tiếp xúc với người khác, làm bệnh lây lan. 
Để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP theo đường này, cần rửa tay sạch sau khi đi tiêu và trước khi ăn, đậy kỹ thức ăn.

2.4 Lây qua đường dạ dày – dạ dày

Dạ dày - dạ dày
Dạ dày – dạ dày
Đường dạ dày – dạ dày chính là câu trả lời cho câu hỏi: Đau dạ dày lây qua đường nào. Mặc dù chiếm một tỷ lệ tương đối ít nhưng lây nhiễm vi khuẩn HP theo con đường từ dạ dày qua dạ dày vẫn có thể xảy ra. Trường hợp này xảy ra khi bạn thực hiện nội soi với các dụng cụ chưa được tiệt trùng kỹ lưỡng từ bệnh nhân có vi khuẩn HP. Khi này, vi khuẩn HP sẽ được đưa trực tiếp vào dạ dày của bạn. 
Để phòng tránh vi khuẩn HP lây nhiễm qua đường này, các cơ sở y tế cần thực hiện khử trùng các dụng cụ nội soi đúng theo tiêu chuẩn trước khi nội soi bệnh nhân tiếp theo.

3. Làm thế nào để biết mình bị lây nhiễm

Test hơi thở một trong những phương pháp nhận biết mình có bị lấy không
Test hơi thở một trong những phương pháp nhận biết mình có bị lấy không
Đau dạ dày lây qua đường nào các bạn đã biết ở phần trên. Tuy nhiên làm thế nào để biết được mình bị lây nhiễm. Các chỉ định y khoa sẽ giúp bệnh nhân có thể xác định một cách chính xác xem liệu bạn có mắc chứng đau dạ dày do vi khuẩn HP hay không.
  • Nội soi: Nội soi dạ dày là biện pháp quan trọng và phổ biến nhất thường được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có viêm loét dạ dày tá tràng. Qua kết quả nội soi, các bác sĩ có thể biết được một cách tương đối vị trí, kích thước, tình trạng của vùng viêm loét đông thời từ đó đưa ra yêu cầu thực hiện sinh thiết để chẩn đoán bệnh nhân có nhiễm HP hay không.   
  • Test hơi thở: Xét nghiệm này có thể xác định được gần như tất cả những trường hợp bị nhiễm khuẩn HP. Đồng thời xét nghiệm này cũng giúp kiểm tra các vết nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra đã được điều trị hoàn toàn dứt điểm hay chưa.
  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân: Xét nghiệm vi khuẩn H.P trong phân là biện pháp xét nghiệm không xâm lấn, được thực hiện với mục đích giúp kiểm tra vi khuẩn HP có trong dạ dày chính xác nhất hiện nay. Các bác sĩ có thể phát hiện dấu vết vi khuẩn HP thông qua xét nghiệm phân dựa trên phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy phân có màu xanh dương chứng tỏ bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu (ít được áp dụng): Xét nghiệm tìm kháng thể HP máu là phương pháp được sử dụng để phân tích, tìm các protein do hệ miễn dịch của cơ thể điều tiết ra khi nó phát hiện sự có mặt của vi khuẩn HP gây hại. 
Xét nghiệm máu là phương pháp ít được áp dụng. Nó chỉ cho biết thời gian gần đây cơ thể bạn có bị nhiễm khuẩn HP hay không. Chính vì điều này, xét nghiệm máu không được chỉ định sử dụng trong trường hợp vi khuẩn Hp đã từng xuất hiện trên người bệnh đến nay đã được chữa khỏi.

4. Cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày lây lan

Cách phòng ngừa bệnh lây lan
Cách phòng ngừa bệnh lây lan
Cho dù đau dạ dày lây qua đường nào thì chúng đều rất nguy hiểm và để lại những hậu quả vô cùng khó lường. Chính vì vậy những phương pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày lây lan qua việc nhiễm vi khuẩn HP cần thiết phải được xem xét và áp dụng một cách triệt để.
Một vài những khuyến nghị dưới đây là cần thiết và bạn nên thực hiện chúng. Đặc biệt là đối với những người thường xuyên tiếp xúc với người được xác định nhiễm vi khuẩn HP.
  • Không nên dùng chung các dụng cụ ăn uống như: thìa, đũa, bát, muỗng,.. với những người được xác định dương tính với HP hoặc với người đang nghi bị đau dạ dày. 
  • Nên cẩn thận và hạn chế ăn uống tại các hàng quán ven đường. Việc vệ sinh dụng cụ nấu nướng, bát đũa ăn uống tại những địa điểm này thường không thực sự được đảm bảo. Thêm vào đó, lượng người qua lại đông đúc, nhiều người dùng chung đồ sẽ khiến nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn tăng lên. 
  • Diệt trừ ruồi muỗi, giữ gìn vệ sinh bát đũa sạch sẽ. Bạn nên tráng nước sôi các dụng cụ ăn uống thường xuyên, đặc biệt là khi trong gia đình bạn có người đang bị đau dạ dày. 
  • Hạn chế tối đa việc ăn các loại thực phẩm sống như rau sống, gỏi, tiết canh, các loại thức ăn lên men như mắm tôm, mắm ruốc. Đây là các thực phẩm có nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao, rất dễ gây các bệnh đường tiêu hóa trong đó có nhiễm khuẩn HP.
  • Để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi vi khuẩn HP, tốt nhất nên tránh không hôn trẻ, không cho trẻ ăn bằng cách nhai đút mớm, không cho trẻ chọc ngoáy thức ăn bằng đũa hoặc sử dụng chung muỗng, thìa với bằng cách làm đảo lộn thức ăn của trẻ nhỏ trong bữa cơm gia đình.
  • Các bậc cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh. Điều này không chỉ làm giảm nguy cơ mắc HP còn còn giúp trẻ bảo vệ sức khỏe nói chung. 
Với tất cả những thông tin giải đáp về đau dạ dày lây qua đường nào mà chúng tôi nêu ra trên đây hy vọng rằng bạn sẽ có được cho mình những phương án phòng, điều trị bệnh lý đau dạ dày một cách tốt nhất.
5 (100%) 1 vote

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mừng tuổi mới CumarGold New với ưu đãi TÍCH 6 ĐIỂM TẶNG 1 HỘP

Mẹ bị mất sữa hoàn toàn có lấy lại được không? [Giải đáp chi tiết]

ĐAU DẠ DÀY VÀ TUYẾN TỤY