4++ Cách Dùng Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả, An Toàn

Dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết thực hiện và sử dụng đúng cách. Trong bài viết này, CumarGold sẽ chia sẻ với bạn 4 cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi ngay tại nhà đơn giản, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.

1. Tác dụng của cây nhọ nồi trong chữa đau dạ dày

Tác dụng của cây nhọ nồi trong chữa đau dạ dày
Cây nhọ nồi có chứa nhiều hoạt chất có khả năng trung hòa axit và cải thiện đáng kể triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày

Cây nhọ nồi (tên tiếng anh là Eclipta prostrata) còn được gọi là cỏ mực, hàn liên thảo, cỏ nhọ nồi,… Nó thường mọc hoang, thân màu đỏ tía/lục, hoa màu trắng, lá màu xanh và mọc đối xứng nhau. Nhọ nồi có tính hàn, vị chua ngọt, tác dụng cầm máu, tiêu độc và tăng cường chức năng gan, thận. Loại cây này cũng được dân gian sử dụng để chữa đau dạ dày. 

Theo nghiên cứu, cây nhọ nồi có chứa nhiều hoạt chất có khả năng trung hòa axit và cải thiện đáng kể triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày. Cụ thể:

  • Vitamin K: Vitamin K trong cây nhọ nồi giúp giảm đáng kể cơn đau thượng vị, kích thích quá trình chữa lành tổn thương và ngăn chặn tình trạng chảy máu tại niêm mạc dạ dày.
  • Tanin: Tanin trong cây nhọ nồi khi vào cơ thể sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động của vi khuẩn và axit dạ dày.  
  • Ecliptin: Khi vào cơ thể, hoạt chất này sẽ tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây hại cho dạ dày.
  • Carotene và Flavonozit: Những chất này khi vào cơ thể sẽ giúp trung hòa axit dạ dày, giảm đáng kể một số triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Carotene và Flavonozit còn có tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày do axit tiết ra quá mức.

Chia sẻ 4 cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày hiệu quả tại nhà

Nhọ nồi là thảo dược quý, thường được sử dụng để chữa bệnh liên quan đến dạ dày. Thế nhưng, để phát huy hết tác dụng thì người bệnh cần áp dụng đúng cách và kiên trì trong một thời gian. Dưới đây là 4 cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi hiệu quả và dễ thực hiện tại nhà. 

Cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi hiệu quả tại nhà
Cách chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi hiệu quả tại nhà

2.1 Nước cốt cây nhọ nồi trị đau dạ dày

Khi áp dụng chữa đau dạ dày bằng nước cốt cây nhọ nồi thì những triệu chứng như đau thượng vị, đầy hơi, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn,… sẽ giảm đáng kể nếu người bệnh áp dụng đều đặn bài thuốc trong 7 – 10 ngày. 

Nguyên liệu

  • Lá nhọ nồi
  • Nước lọc/nước sôi để nguội

Cách thực hiện và sử dụng:

  • Rửa sạch lá nhọ nồi, vớt ra cho ráo nước
  • Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc dùng cối giã nát
  • Thêm nước đun sôi để nguội đã chuẩn bị trước đó
  • Dùng rây hay khăn sạch để lọc lấy nước cốt, bỏ bã
  • Chia nước cốt nhọ nồi thành 2 phần bằng nhau và uống hết trong ngày

2.2 Kết hợp táo đỏ, cam thảo, bạch cập và cây nhọ nồi chữa bệnh đau dạ dày

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh đau dạ dày, bạn có thể kết hợp cây nhọ nồi với táo đỏ, cam thảo, bạch cập. Đây là những nguyên liệu có khả năng cầm máu, tiêu viêm, ích khí, kiện tỳ,… Kết hợp táo đỏ, cam thảo, bạch cập và cây nhọ nồi giúp giảm triệu chứng xuất huyết, phục hồi tổn thương và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit và vi khuẩn HP, giảm đáng kể các cơn đau dạ dày.

Nguyên liệu:

  • Cây nhọ nồi
  • Táo đỏ
  • Bạch cập
  • Cam thảo

Cách thực hiện và sử dụng:

  • Cây nhọ nồi, táo đỏ, bạch cập và cam thảo mang đi rửa sạch
  • Cho các nguyên liệu trên vào nồi/ấm, thêm khoảng 1 lít nước sạch
  • Bắc nồi/ấm lên bếp, đun sôi
  • Khi lượng nước còn khoảng 1/3 thì tắt bếp, cho nồi xuống 
  • Lọc lấy nước cốt, chia thành 2 phần
  • Uống trước khi ăn 30 phút, 2 lần/ngày (trưa và tối)

2.3 Lá trắc diệp và cây nhọ nồi giúp giảm triệu chứng của đau dạ dày

Lá trắc diệp kết hợp cây nhọ nhồi giúp giảm các triệu chứng đau dạ dày như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, trào ngược axit dạ dày. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn có tác dụng nhuận tràng và giảm tình trạng táo bón. Để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng bạn nên kết hợp cây nhọ nồi với hoài sơn, mần tưới, gạo nếp, hương phụ, hoa hòe. Dưới đây cách thực hiện bài thuốc vô cùng đơn giản này:

Nguyên liệu:

  • Cây nhọ nồi
  • Gạo nếp
  • Hương phụ
  • Trắc diệp
  • Hoa hòe
  • Hoài sơn
  • Mần tưới

Cách thực hiện và sử dụng:

  • Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị
  • Cho nguyên liệu vào nồi (tốt nhất là nồi đất), thêm 1 lít nước lọc
  • Bắc lên bếp, khi sôi thì để nhỏ lửa
  • Tắt bếp khi thấy trong nồi còn khoảng 2 – 3 chén nước cốt
  • Bắc nồi xuống, chia nước cốt thành 2 phần bằng nhau
  • Uống hết trong ngày (sáng và tối)

2.4 Kết hợp cây nhọ nồi với hương phụ, ngưu giác, a giao, kinh giới, đậu ván, rễ cây hoa trang đỏ

Để chữa đau dạ dày bạn có thể kết hợp cây nhọ nồi với hương phụ, ngưu giác, a giao, kinh giới, đậu ván, rễ cây hoa trang đỏ. Hương phụ giúp giảm triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, khó tiêu và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm các cơn đau dạ dày. Ngưu giác giúp giảm đau, ngăn ngừa chảy máu dạ dày, thanh nhiệt, mát máu và chữa lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày. A giao nhuận tràng và tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đậu ván giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và kinh giới có tác dụng kháng khuẩn, an thần. Dưới đây là các bước kết hợp 6 thảo dược quý và cây nhọ nồi chữa đau dạ dày.

Nguyên liệu:

  • Cây nhọ nồi
  • Hương phụ
  • Ngưu giác
  • Kinh giới
  • A giao
  • Đậu ván
  • Rễ cây hoa trang đỏ

Cách thực hiện và sử dụng:

  • Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị
  • Cho nguyên liệu vào nồi, thêm nước sạch
  • Bắc lên bếp, đun nhỏ lửa
  • Khi còn khoảng 350ml thì tắt bếp
  • Chia nước cốt ra thành 2 phần, uống sau bữa chính 

5. Một số lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nhồi

Lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nhồi
Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người bị viêm đại tràng,,… không nên dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Để quá trình điều trị thuận lợi và có được kết quả như mong muốn, khi dùng cây nhọ nồi trị đau dạ dày, bạn cần chú ý:

  • Để có được kết quả như mong muốn đòi hỏi người bệnh phải thực hiện đúng cách, kiên trì trong một thời gian và xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.
  • Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người bị viêm đại tràng, đi ngoài phân lỏng,… không nên dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày.
  • Trường hợp huyết áp thấp, đông máu, viêm loét dạ dày,… nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh không nên ăn thực phẩm có vị chua bởi vì nó có thể làm cho dịch vị tăng quá mức và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
  • Sử dụng cây nhọ nồi cùng với thuốc Phenylindadion, Dicoumarol, Warfarin,… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 
  • Nếu áp dụng bài thuốc chữa đau dạ dày bằng cây nhọ nồi đúng cách và trong một thời gian mà không thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng 5 cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày mà CumarGold chia sẻ trên đây thực sự hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh lý dạ dày hãy cho CumarGold biết bằng cách liên hệ tổng đài miễn cước hoặc comment tại mục bình luận phía dưới bài đăng. Ghé thăm cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ nhiều bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

Bài viết 4++ Cách Dùng Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả, An Toàn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày CUMARGOLD.



source https://cumargold.vn/tu-van-dau-da-day/cay-nho-noi-chua-dau-da-day.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mừng tuổi mới CumarGold New với ưu đãi TÍCH 6 ĐIỂM TẶNG 1 HỘP

Mẹ bị mất sữa hoàn toàn có lấy lại được không? [Giải đáp chi tiết]

ĐAU DẠ DÀY VÀ TUYẾN TỤY