Viêm Dạ Dày K29: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Viêm dạ dày K29 là bệnh phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó vi khuẩn HP mà nguyên nhân chính gây ra. Để biết rõ về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, ngăn ngừa và điều trị viêm dạ dày tá tràng k29, bạn không nên bỏ qua bài chia sẻ dưới đây của CumarGold. 

1. Viêm dạ dày k29 là gì?

Viêm dạ dày K29 là gì?
Viêm dạ dày K29 là gì?

Ký hiệu K29 là mã số chuyên môn của bệnh viêm dạ dày. Viêm dạ dày k29 hay viêm dạ dày HP k29 được dùng để chỉ bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ra. Bệnh có 3 cấp độ:

  • Mức độ nặng: Xuất hiện các khối u dạ dày và biến chứng thành ung thư
  • Mức độ vừa: Viêm, loét và chảy máu dạ dày
  • Mức độ nhẹ: Đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu

2. Nguyên nhân gây ra viêm dạ dày k29

Helicobacter Pylori (HP) là loại vi khuẩn thường sống trong đường tiêu hóa, nó có xu hướng sản sinh urease tấn công, phá hủy thành niêm mạc dạ dày. Theo thống kê, khoảng 60% dân số thế giới nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn này được tìm thấy trong khoang miệng, nước bọt, cao răng của người bệnh. HP lây nhiễm qua đường miệng – miệng, dạ dày – miệng, dạ dày – dạ dày. 

Sau khi xâm nhập, vi khuẩn HP sẽ thay đổi môi trường dạ dày bằng cách làm giảm acid để có thể sống sót tại đây. Bên cạnh đó, hình dạng xoắn ốc cũng giúp nó dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc dạ dày. Tại đây, vi khuẩn HP được bảo vệ bởi chất nhầy và tránh khỏi sự tấn công của tế bào miễn dịch cơ thể. Cùng với vi khuẩn HP, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm dạ dày và tá tràng K29 bao gồm:

  • Lạm dụng rượu, thuốc lá
  • Lạm dụng thuốc aspirin, naproxen và ibuprofen
  • Dạ dày, ruột non bị tổn thương
  • Trào ngược mật
  • Hóa trị, xạ trị
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Mắc bệnh Crohn

3. Triệu chứng viêm dạ dày k29

Triệu chứng viêm dạ dày k29
Ợ nóng là dấu hiệu điển hình của viêm dạ dày k29

Ở giai đoạn đầu, người bị viêm dạ dày k29 hầu như không có triệu chứng nào. Đến khi nhiễm trùng, viêm, loét người bệnh mới bị đau bụng (đau dữ dội khi đói hoặc vào ban đêm) và một số triệu chứng như: 

  • Đau rát dạ dày, bụng dưới hoặc lưng
  • Ợ nóng
  • Nôn
  • Sốt
  • Chán ăn
  • Khó tiêu
  • Phân có máu hoặc màu nâu đen

4. Chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng K29

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử gia đình, tiền sử bệnh, thuốc đang sử dụng. Tiếp theo, bác sĩ kiểm tra dạ dày bằng cách nghe hoặc ấn bụng để phát hiện triệu chứng lâm sàng như đau, đầy hơi. Nội soi, test hơi thở, xét nghiệm máu và phân thường được thực hiện để có kết quả chính xác.

Nội soi: Xác định tình trạng viêm, loét, chảy máu, mức độ của triệu chứng, vị trí tổn thương hoặc sự bất thường của mô dạ dày. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi gắn camera luồn vào dạ dày, thông qua ống thực quản. Một mảnh sinh thiết quanh vị trí dạ dày tổn thương được lấy ra ngoài để làm xét nghiệm Clo Test.

– Test vi khuẩn hơi thở/Urea Breath Test: Là phương pháp xét nghiệm dạ dày không xâm lấn. Theo đó, người bệnh sẽ cầm một thiết bị và thở vào đó. Hơi thở sẽ được kiểm tra, đánh giá và cho kết quả trên thiết bị phân tích. Hai dạng test vi khuẩn HP bằng hơi thở xác đó là:

  • Test hơi thở sử dụng thẻ: Người bệnh sẽ thổi vào một thiết bị giống thẻ ATM
  • Test hơi thở sử dụng bóng: Người bệnh thổi vào một thiết bị giống quả bóng

– Xét nghiệm phân: Vi khuẩn HP sẽ được đào thải qua phân. Do đó, xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP thường được ưu tiên áp dụng bởi chi phí hợp lý, cho kết quả nhanh chóng và khá chính xác.

– Xét nghiệm máu: Khi nhiễm vi khuẩn Hp, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể kháng vi khuẩn này. Đây là xét nghiệm phổ biến nhưng không phải là loại xét nghiệm được ưu tiên.

5. Cách điều trị viêm dạ dày k29

Viêm dạ dày k29 cần được điều trị kịp thời để tránh biến chứng thành loét dạ dày. Việc điều trị viêm dạ dày k29 không hề đơn giản, người bệnh không được tự đoán bệnh và dùng thuốc mà phải đến cơ sở y tế để được thăm khám, xác định chính xác bệnh đồng thời tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng k29 thường được áp dụng:

+) Phác đồ 1

  • PPI: Ức chế bơm proton, giảm tiết acid dịch vị
  • Amoxicillin: 1g/lần, 2 lần/ngày
  • Clarithromycin: 500mg/lần, 2 lần/ngày

+) Phác đồ 2

  • PPI: 2 lần/ngày
  • Amoxicillin: 1g/lần, 2 lần/ngày
  • Metronidazole: 500g/lần, 2 lần/ngày

+) Phác đồ 3

  • PPI: 2 lần/ngày
  • Tinidazole hoặc Metronidazole: 500g/lần, 2 lần/ngày
  • Bismuth: 120mg/ngày (chia 2 lần)

6. Cách phòng ngừa viêm dạ dày K29

Cách phòng ngừa viêm dạ dày K29
Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất để tránh áp lực cho dạ dày để phòng ngừa viêm dạ dày K29

 Phòng ngừa bệnh viêm dạ dày tá tràng K29 bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và thận trọng khi sử dụng thuốc tây. Cụ thể:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất để tránh áp lực cho dạ dày
  • Bổ sung 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày, không nên uống nước trong bữa ăn
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều acid, dầu mỡ, đồ ăn vặt hay chế biến sẵn 
  • Từ bỏ thói quen uống rượu, bia, nước ngọt có ga, thuốc lá,…
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc và tập thể thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày 
  • Nghỉ ngơi, thư giãn mỗi khi rơi vào tình huống căng thẳng 
  • Lập kế hoạch giảm cân an toàn, khoa học 
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng viêm không steroid, giảm đau,…
  • Không nên uống thuốc trước khi đi ngủ hay khi bụng đói
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời gian, tần suất mà bác sĩ chỉ định 

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh viêm dạ dày k29. Hãy comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài 18001796 để được tư vấn miễn phí. Truy cập cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý dạ dày và sản phẩm tốt nhé!

CVI Pharma không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ.

 

Bài viết Viêm Dạ Dày K29: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày CUMARGOLD.



source https://cumargold.vn/tu-van-viem-da-day/k29.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mừng tuổi mới CumarGold New với ưu đãi TÍCH 6 ĐIỂM TẶNG 1 HỘP

Mẹ bị mất sữa hoàn toàn có lấy lại được không? [Giải đáp chi tiết]

ĐAU DẠ DÀY VÀ TUYẾN TỤY