Viêm Loét Dạ Dày – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả cao
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các trường hợp viêm loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Vậy viêm loét dạ dày hành tá tràng có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng CumarGold giải đáp câu trả lời trong bài viết dưới đây!
1. Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày – trá tràng là tổn thương gây viêm và loét niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp. Bệnh thường gặp phổ biến nhất ở 30-50 tuổi. Tỷ lệ nam giới bị viêm loét dạ dày – tá tràng cao hơn nữ giới.
2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Trong số đó, 50% trường hợp là do nhiễm vi khuẩn HP – Helicobacter Pylori; khoảng 20 – 25% do lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm và một số nguyên nhân khác.
- Vi khuẩn HP: HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, thường sinh sống trong môi trường acid cao. Vi khuẩn HP sẽ tiết ra enzyme urease để trung hòa acid ngay sau khi xâm nhập vào trong dạ dày người. Chúng sẽ sinh sống và tiếp tục phát triển trong niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP có khả năng kích thích dạ dày bài tiết acid, gây rối loạn hoạt động co bóp dẫn đến các vấn đề trong đó có viêm loét dạ dày.
- Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm: Khoảng 20 – 25% người bị viêm loét dạ dày – tá tràng sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm trong một thời gian dài. NSAID, Corticoid,… là những loại thuốc có khả năng ức chế Enzyme Cyclooxygenase, giảm sinh tổng hợp Prostaglandin để giảm đau, chống viêm. Lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ bị bào mòn và suy giảm chức năng khi Enzyme Cyclooxygenase bị ức chế. Đây là điều kiện thuận lợi để dịch vị xâm lấn và ăn mòn lớp niêm mạc đó.
- Thói quen ăn uống không khoa học: Ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Theo thống kê, tỷ lệ bị viêm loét dạ dày – tá tràng ở nhóm người có thói quen ăn không đúng giờ, bỏ bữa, để bụng quá đói/no, ăn nhanh, làm việc/vận động sau khi ăn, dung nạp thực phẩm chứa nhiều acid, dầu mỡ, cay nóng, chất bảo quản,… cao hơn hẳn do với những nhóm khác.
- Stress kéo dài: Stress trong thời gian dài ảnh hưởng đến hệ thần kinh, chức năng dạ dày và đường ruột bị rối loạn. Điều đó có thể kích thích tăng sản xuất acid Hydrochloric, Pepsin, môn vị và huyết quản dạ dày co thắt, gây tổn thương đến lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Bệnh lý: Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng cấp tính thường xuất hiện sau khi mắc các bệnh như viêm ruột thừa, viêm phổi, bạch cầu, sởi, cúm, xơ gan, suy thận, thoái vị hành, viêm phế quản,…
- Di truyền, nhóm máu: Theo nghiên cứu, người có tiền sử gia đình mắc bệnh lý dạ dày và nhóm máu O có nguy cơ bị viêm loét dạ dày – tá tràng cao hơn người bình thường.
- Một số nguyên nhân khác: Viêm loét dạ dày – tá tràng còn khởi phát sau khi bị dị ứng thức ăn, rối loạn cơ năng thần kinh thực vật, nhiễm độc hóa chất, rối loạn tự miễn, hút thuốc lá, hội chứng Zollinger – Ellison,…
3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Đau thượng vị là dấu hiệu viêm loét dạ dày – tá tràng điển hình. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể được nhận biết thông qua triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn,… Thực tế, biểu hiện của loét dạ dày tá tràng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và sức đề kháng của người bệnh. Sau đây là những triệu chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng mà bạn cần lưu ý:
- Đau thượng vị (vùng bụng trên rốn) có thể khởi phát âm ỉ hoặc đột ngột, mức độ đau có thể tăng lên sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn đồ cay nóng, chứa nhiều acid, uống rượu, bia, nước ngọt có ga,…
- Buồn nôn, nôn: Người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thường nôn hết thức ăn (cả thức ăn hôm trước do dạ dày không tiêu hóa hết). Nguyên nhân là vì lớp niêm mạc bị viêm loét và co bóp liên tục trong quá trình tiêu hóa. Có trường hợp còn nôn ra thức ăn và máu.
- Giảm cân mất kiểm soát: Quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bị gián đoạn khi dạ dày bị viêm loét. Khi đó cơ thể sẽ không thể hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng trong thức ăn dẫn đến tình trạng giảm cân mất kiểm soát.
- Một số triệu chứng khác: Bên cạnh những triệu chứng kể trên, người bị viêm loét dạ dày – tá tràng còn gặp các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát, cồn cào, hơi thở có mùi, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, sốt, tiêu chảy và rối loạn giấc ngủ.
- Chán ăn, ăn không ngon, đầy hơi sau khi ăn
- Ỉa chảy, táo bón
- Người gầy sút, mệt mỏi và thiếu tập trung
- Nếu bệnh khởi phát do nhiễm khuẩn, thân nhiệt có thể tăng lên 39 – 40 độ C
- Các triệu chứng của viêm loét dạ dày thường bùng phát mạnh về đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, khó ngủ và ngủ chập chờn
- Bụng nặng, đầy trướng và khó tiêu
- Ợ hơi, ợ chua
- Hơi thở có mùi và có cảm giác đắng miệng sau khi ngủ dậy
4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày – tá tràng
- Tác dụng phụ của thuốc: Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, aspirin gây kích ứng niêm mạc dạ dày
- Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori): Vi khuẩn HP làm mỏng lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó mà khiến lớp niêm mạc bị tiếp xúc với axit dịch vị và bị tổn thương.
- Thường xuyên sử dụng rượu bia: Rượu có thể tăng axit, gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, tổn thương vị ổ viêm nguy cơ gây loét và thủng dạ dày lâu ngày có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
- Căng thẳng, stress: Tinh thần căng thẳng kéo dài khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn gây viêm dạ dày.
- Thói quen ăn uống: Ăn uống không đúng bữa, ăn quá khuya, thường xuyên sử dụng các đồ ăn chua, cay, nóng khiến dạ dày bị kích ứng
- Thói quen sinh hoạt: Thức quá khuya, sử dụng các chất kích thích ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây viêm dạ dày
- Hút thuốc lá: Hàm lượng nicotine rất cao có trong khói thuốc gây kích thích và sản sinh nhiều chất cortisol – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
8. Cách điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng
8.1 Điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng bằng thuốc Tây y
Thuốc kháng acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ức chế bài tiết acid, kháng sinh là những loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng.
- Thuốc kháng acid
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Thuốc ức chế bài tiết acid
- Thuốc kháng sinh
8.2 Sử dụng các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày
Cách 1: Tinh bột nghệ và mật ong
Nghệ vàng được sử dụng sử dụng trong ẩm thực, làm đẹp và chữa bệnh. Theo nghiên cứu, trong củ nghệ vàng có hàm lượng Curcumin cao hơn hẳn so với nguyên liệu tự nhiên khác. Hoạt chất này có tác dụng ức chế quá trình viêm, giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn.
Đặc biệt, Curcumin kích thích dạ dày tiết ra chất nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc đang bị tổn thương. Người bị viêm loét dạ dày nên sử dụng nghệ vàng để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa ung thư.
Nguyên liệu
- Tinh bột nghệ: 2 thìa
- Mật ong: 1 thìa cà phê
- Nước ấm 40 độ: 100ml
Cách thực hiện và sử dụng
- Cho 2 thìa tinh bột nghệ vào cốc nước ấm
- Thêm 1 thìa cà phê mật ong, khuấy đều
- Uống mỗi ngày 2 cốc tinh bột nghệ và mật ong
Cách 2: Gừng và mật ong
Gừng có tác dụng kiềm hóa acid, kích thích tiêu hóa và giảm các triệu chứng đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, nôn,… Thêm nữa, hoạt chất Gingerol và Shogaol trong củ gừng còn có tác dụng tương đương thuốc kháng viêm.
Khi được đưa vào cơ thể người bệnh, các hoạt chất này sẽ ức chế phản ứng viêm trong dạ dày và nhanh chóng làm lành các ổ loét. Trong gừng còn có kali, kẽm, vitamin (A,D, E) giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Nguyên liệu
- Gừng tươi: 1 nhánh
- Mật ong: 3 thìa
- Nước: 300ml
Cách thực hiện
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch, giã hoặc băm nhỏ
- Cho 300ml nước vào nồi, thêm gừng vào và đun sôi
- Khi sôi được 5 phút thì tắt bếp
- Dùng rây lọc lấy nước, bỏ bã
- Cho 3 thìa mật ong nguyên chất vào, khuấy đều
- Chia thành 3 phần bằng nhau, uống trong ngày
Lưu ý: Các giải pháp từ thảo dược chỉ có tác dụng giảm triệu chứng tạm thời, không có hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, các phương pháp này thường ẩn chứa nhiều tác dụng phụ do thảo dược tươi có nhiều tạp chất. Vì thế chỉ nên sử dụng như một mẹo giảm đau, giảm ợ hơi, ợ chua chứ không nên sử dụng lâu dài.
8.3 CumarGold New – hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
Các phương pháp truyền thống từ Tây y, Đông y thường có nhiều nhược điểm cản trở bệnh nhân không thể sử dụng lâu dài hoặc sử dụng mà không đạt hiệu quả. Vì thế, trong nhiều năm trở lại đây, các chuyển gia thường khuyến khích bệnh nhân sử dụng các sản phẩm thảo dược chuẩn hoá để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả cao hơn. Trong số đó, CumarGold New được xem là “tượng đài” Nano Curcumin cho dạ dày, là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày được phát triển từ nghiên cứu của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã được hơn 1,5 triệu bệnh nhân sử dụng thành công trong gần 10 năm qua.
Bên cạnh thành phần Nano Curcumin có chất lượng tương đương chế phẩm của Mỹ, CumarGold New còn bổ sung chiết xuất Gừng chuẩn hoá để mang tới công dụng đa dạng hơn cho người bệnh. Cụ thể sản phẩm hỗ trợ:
-
- Chống viêm, làm lành vết viêm trợt loét ở niêm mạc dạ ày
- Ức chế sự phát triển của 65 chủng vi khuẩn Hp (kể cả chủng đã kháng kháng sinh)
- Giảm nhanh các triệu chứng đau rát thượng vị, ợ hơi, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu…
- Cải thiện tiêu hoá, hỗ trợ ăn ngon
- Ngăn nguy cơ tái phát và biến chứng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hoá trị xạ trị.
CumarGold New được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính và không tác dụng phụ. Đặc biệt, sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi.
Sản phẩm CumarGold New có chứa Nano Curcumin được sản xuất dưới dạng viên nang mềm, giúp Nano Curcumin được bảo vệ, bởi sự tương tác với môi trường bên ngoài, không bị ẩm ướt. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về thực phẩm chức năng CumarGold tại đây!
Hàng nghìn dược sĩ và khách hàng đã tin tưởng sản phẩm CumarGold New suốt gần 10 năm qua:
Bài viết Viêm Loét Dạ Dày – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả cao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày CUMARGOLD.
source https://cumargold.vn/benh-viem-loet-da-day/viem-loet-da-day-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-cao.html
Nhận xét
Đăng nhận xét